Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

sun lites

Giới thiệu và trao đổi phần mềm điều khiển hệ thống ánh sáng kỹ xảo sân khấu Sun Lites


3.1. Tuỳ chỉnh màn hình sử dụng:
Khi bắt đầu sử dụng lần đầu tiên, thì phần mềm có thể đặt ở trang thái như lưới các nút bấm.
Quan sát kỹ các biểu tượng ở thanh công cụ, thì màn hình có thể chia thành các vùng sau:



Những cửa sổ này có thể di chuyển và/hoặc ẩn, thay đổi kích cỡ được.
Những khái niệm như "pages" và "cycles" chúng ta có thể để sau, trước tiên, hãy nhìn vào vùng sử dụng chính, nó là lưới nút. Khi mà kích hoạt các nút này, thì bạn có thể nhìn thấy đèn thay đổi. Một số có thể màu xám, trống rỗng và sẽ để dành cho khi un-activated cho đến khi nó được đặt vào một cái mode đặc biệt.

3.2. Các thao tác đầu tiên:

3.2.1. Bắt đầu thử thao tác với 6 đèn SPOT 575.

Tại đây chúng ta thử bắt đầu tạo một show đầu tiên với 6 SPOT 575. Chúng ta cần biết cái địa chỉ DMX đầu tiên của đèn và phần mềm sẽ tự động chèn 6 đèn moving rồi đặt địa chỉ một cách chính xác. Chúng ta bắt đầu thao tác nhé.
  • Đầu tiên vào "New Page" hoặc ấn Alt+N
  • Sau đó, chọn lựa đầu tiên là chúng ta tạo lập page với sự trợ giúp của phần mềm (lựa chọn 1) hay là chọn tạo một page thủ công (lựa chọn 2). Và chúng ta nên chọn lựa chọn 1 để tạo 6 con đèn nhé.
  • Tiếp theo, chúng ta phải chọn chủng loại đèn từ "ScanLibrary". Nên chúng ta kích vào explore to browse the "ScanLibrary" directory.
  • Tìm đến chủng loại đèn là "spot 575.ssl".
  • Sau khi chọn được chính xác loại đèn rồi, chúng ta ấn nút Next để qua tiếp bước kế.
  • Sau đó gõ vào địa chỉ DMX của đèn đầu tiên cần đặt. Ở đây chúng ta đặt đầu tiên là địa chỉ 1 cho con đèn SPOT575 đầu tiên.
  • Tiếp theo, chúng ta phải đưa vào số lượng đèn (ví dụ ở đây là 6) và ấn nút Next để qua bước kế tiếp.
  • Bước theo chúng ta nếu nhìn thấy cái hình của luồng đèn thì chúng ta ấn Yes rồi chọn Next để qua bước kế, nếu không nhìn thấy hình cái luồng đèn, thì phải chọn No để kiểm tra lại cài đặt của thư viện đèn.
  • Chúng ta không cần thay đổi giá trị biên độ quay X&Y lớn nhất của đèn, nên chúng ta chọn No, sau đó kích Next để đi đến bước tiếp theo.
  • Bước này rất quan trọng, vì phần mềm đã có sẵn một số chương trình lập sẵn để chạy cho cái chủng loại đèn mà chúng ta đã chọn. Chính vì vậy chúng ta chọn Yes để có thể dùng được các nút này. Sau đó gõ Next để qua bước kế tiếp.
  • Tại bước này, chúng ta có thể kiểm tra từng cái scene mà đã được lập trình sẵn cho đèn move rồi, và có thể quyết định dùng hay bỏ cho new page của chúng ta. Theo ngầm định, tất cả các cảnh move mà chúng đã được lập trình đều có ở chung một vùng di chuyển (biên độ lớn nhất đến 80%). Tuy nhiên, chúng ta phải đặt lại để cho 6 con đèn của chúng ta phải luôn di chuyển trong vùng mà mong muốn. Chính vì vậy, chúng ta chọn "Customize area" và click chuột vào associated button để mở cửa sổ như trên hình vẽ.
  • Tại cửa sổ này, chúng ta có thể kiểm tra scene "@Pan Move 2" với từng con đèn, hoặc với toàn bộ 6 con đèn bằng cách ấn vào "Same For all". Trong ví dụ này, chúng ta chỉ kiểm tra và thay đổi vùng di chuyển cho một con đèn SPOT 575.
  • Sau khi thay đổi được tất cả các giá trị định biên độ cho di chuyển của đèn, chúng ta ấn phím OK để lưu giá trị đó lại, rồi ấn Next để đi bước kế tiếp.
  • Tại bước này, chúng ta có thể lựa chọn những switches đã được lập trình sẵn mà chúng ta muốn đưa nó vào trong page. Với mỗi Kênh của đống SPOT (danh sách bên trái), chúng ta có thể check hoặc uncheck những preset có thể dùng được (danh sách bên phải). Sau đó, chúng ta click vào nút Next để đi đến bước cuối cùng nhé.
  • Tại bước cuối cùng này, chúng ta có thể thay đổi cái tên của Page. Cuối cùng là chúng ta ấn nút Finish để tạo lập và sử dụng tiếp Sunlite Suite nhé.
3.2.2. Cách sử dụng page đầu tiên nè:

Chơi với đèn nào:

Ngay sau khi tạo lập được page như thế này, thì tất cả các cảnh đã được lập trình và các swiches đã lập thì đèn của chúng ta có thể chạy ngay được luôn rồi.

Có một chú ý nhỏ quan trọng với page, đó là page là một cửa sổ độc lập, chính vì vậy chúng ta có thể di chuyển, thay đổi kích thước và/hoặc gắn kèm một cửa sổ phần mềm khác. Khi sử dụng đèn thì rất dễ dàng với tất cả các nút này. Tất cả các chức năng của đèn đều có sẵn và dễ dàng tìm trong page. Trong ví dụ này, chúng ta có thể tìm tất cả các màu trong bánh xe màu của đèn (mỗi màu là một nút), tất cả các gobo... quay prisms, dimmer....

Bây giờ chúng ta thử nghịch ngợm với đèn SPOT 575 nhé, đầu tiên chúng ta có thể chọn một cảnh (màu vàng chẳng hạn). Thường thì mở cái shutter-beams và lựa chọn màu trắng.
Để lựa chọn một cảnh chúng ta phải click chuột lên cái mũi tên nhỏ nằm ở phía trên góc phải của nút scene (xem hình).

Giờ thì tất cả các cảnh đã được lập trình nó sẽ hiển thị như một danh sách, và chúng ta chỉ việc click chuột vào và chọn một trong số nó. Chúng ta quyết định chọn cảnh "@Tilt Move 1" ... và nó chạy kìa . Chúng ta cũng có thể chọn màu, rồi gobo và cuối cùng là prism và giờ thì tất cả các hiệu ứng đã được lập. Và page đã có thể giúp chúng ta hoàn thiện chỉ với sự lựa chọn vài nút.

Nếu thấy hình như đèn chúng ta move quá nhanh, chúng ta có thể giảm tốc độ bằng cách di chuyển thanh SPEED ở trên nút đó (chúng ta cũng có thể tăng nếu chúng ta muốn). Mỗi cảnh có một thanh như vậy, và chúng ta có thể thay đổi tốc độ cho chúng.

Bây giờ, chúng ta lại muốn lưu cái hiệu ứng này vào một cảnh. Để làm được điều đó, chúng ta phải click và nút "Button" ở menu và chọn "New scene". Một cửa sổ hiện ra, chúng ta chọn "As you see now", điều này có nghĩa là chúng ta muốn lập một cái cảnh mà bao gồm tất cả các nút đang được kích hoạt đó.

Sử dụng các phím tắt:

Tất cả các cảnh mới giờ đã tồn tại trong page của chúng ta. Chúng ta có thể kiểm tra nó để xem nếu mọi thứ đã được lưu. Để nhả tất cả các nút, chúng ta kích đúp chuột vào cảnh "INIT". Tuy nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta có một cái phím tắt. Tưởng tượng chúng ta muốn sử dụng phím "i" để nhả tất cả các nút. Không gì dễ hơn, chúng ta chỉ cần chọn cảnh "INIT" và ấn phím "Ctrl+i" trên bàn phím... "Ctrl+h" nghĩa là chúng ta chọn phím "h" ... Tóm lại, chỉ định một phím tắt vào một nút, đầu tiên chọn nút cần chỉ định, rùi ấn phím Ctrl và phím cần lập phím tắt là xong

Sử dụng các nút "Take":

Giờ chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để sử dụng các nút "Take" và nó sẽ cho ra cái gì nhé. Rất dễ sử dụng và thường dùng trong các show trực tiếp hoặc tạo lập một cái scene mà không có move. Chúng được tạo lập cùng với "LiveControl" nằm trong màn hình editor. Có một switch Take cho mỗi đèn trong page. Nó cũng có dùng để điều khiển các kênh Pan/Tilt trực tiếp khi mà một scene đang chạy. Giả sử một scene đang chạy với 6 con đèn của chúng ta và tự dưng bạn muốn lấy một con ra làm follow spot. Và như bạn thấy đó, mỗi con đèn đều có một shortcut (phím a hoặc q cho con thứ nhất, z hoặc w cho con thứ 2, e cho con thứ 3... nó phụ thuộc vào bàn phím). Giờ, nếu chúng ta muốn gọi con thứ 3 thì chúng ta phải ấn giữ phím "e" và di chuyển chuột. Chiếc đèn thứ 3 giờ theo con chuột của chúng ta... TUYỆT!!!! Bạn sẽ thấy có một biểu tượng giống như hình vị trí chuột trong lúc bạn di chuyển...

Chiếc đèn sẽ di chuyển trong quá trình bạn giữ phím "e". Khi bạn thả phím, chiếc đèn dừng lại và giữ nguyên vị trí lần cuối của nó. Nếu bạn ấn phím lần nữa, phím "take" sẽ thả ra và chiếc đèn trở về với cái scene mà nó đang phải chạy.

Kéo và Thả một nút:

Giả sử giờ chúng ta muốn điều chỉnh focus của đèn. Chúng ta click chuột vào nút "Focus" và di chuyển thanh trượt cho đến vị trí mong muốn. Điều này nghĩa là chúng ta đã thay đổi và giữ nguyên giá trị thay đổi của 6 con đèn, chúng ta sẽ xem cách để thay đổi giá trị từng con đèn một sau. Giờ chúng ta muốn lưu sự thay đổi đó vào cái scence ... mà chúng ta không được mở và sửa chữa scene. Chúng ta chỉ việc kéo và thả switch. Thực hiện nó như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần phải click phải chuột vào switch"Focus" và giữ cái nút đó trong khi chúng ta di chuyển switch.... Sau đó, chúng ta thả nút chuột khi chúng ta đến được cái cảnh cần lưu giá trị và chọn Yes khi một hộp thoại hiện lên.

3.3. Tạo lập một show đầu tiên:

3.3.1. Điểm khác nhau giữ một cảnh (scene) và một switch:

Điều này rất quan trọng khi sử dụng phần mềm này là cần phải hiểu sự khác nhau giữa các scenes và các switch. Hãy theo dõi sự khác nhau này nhé:

Scenes:
Các nút "scences" dành riêng cho những kiểu chọn một (tức là chỉ được một nút trong một thời điểm). Khi kích hoạt một nút "scene" thì các nút "scene" khác tự động nhả ra trong cùng một thời điểm.
Ta sử dụng các nút "scene" trong danh sách để tạo lập môi trường cho ánh sáng hoặc điều khiển một nhóm các đèn.
Bởi một group của các đèn không thể off và on đồng thời được, cái lệnh gần nhất được quyền ưu tiên và tất cả các lệnh trước bị huỷ.
Khi mà được lập trình như là một "scene" thì nút đó sẽ trở thành màu vàng.
Chúng ta thử xem một chase làm ví dụ nhé: several chasers
Một lần nữa bạn cần ghi nhớ rằng bạn có thể tuỳ ý sử dụng không giới hạn để lập "scenes", "switches" hoặc "cycles". Công việc của bạn sẽ được hoàn chỉnh mà không phải không cần phải quan tâm đến số lượng các nút tạo ra trong "bàng điều khiển".

Switches:
Các nút "Switch" là các nút mà có thể sử dụng đồng thời cùng một lúc, và có hai trạng thái "kích hoạt/bỏ kích hoạt". Thật vậy, một vài nút có thể kích hoạt cùng lúc và bạn chỉ có việc click chuột để bật tắt từ kích hoạt sang vị trí không kích hoạt và ngược lại. Nó có thể so sánh như một dãy ngang hàng cái công tắc điện.
Nếu như có một vài nút "Switch" kích hoạt đồng thời, và điều khiển cùng một kênh DMX (hoặc một vài kênh DMX), thì cái nút cuối cùng được ấn sẽ chiếm quyền ưu tiên.
Quyền ưu tiên trong Switch:
Một sự chọn lựa có thể chịu ảnh hưởng về phạm vi ưu tiên của một nút Switch (trong menu, gọi danh mục "Button, Parameters" và "Switch").
  • Quyền ưu tiên LTP: (đây là chọn lựa ngầm định) Nếu ta kích hoạt vài cái switch, thì cái switch cuối cùng kích hoạt đựơc quyền ưu tiên (Cái này tiện lợi khi sử dụng đèn moving).
  • Quyền ưu tiên HTP: Nếu ta kích hoạt vài cái switch thì cái giá trị cao nhất được ưu tiên (Cái này tiện lợi khi sử dụng đèn thường).
  • Quyền ưu tiên ADD: Lựa chọn chế độ này, thì một switch sẽ tăng thêm cường độ ở những kênh đã chọn.
  • Quyền ưu tiên SUB: Lựa chọn chế độ này, thì một switch sẽ giảm đi cường độ ở những kênh đã chọn.
Làm thế nào để điều khiển LTP switch:
Quyền ưu tiên LTP là chế độ thường được sử dụng cho các nút Switch vì các lệnh hoạt động rất hay khi sử dụng chế độ này. Yếu tố căn bản là: "Cái switch LTP cuối cùng được kích hoạt sẽ chiếm quyền ưu tiên".
Chú ý: Quyền ưu tiên này chỉ có thể áp dụng ở các kênh thiết yếu. Khi áp dụng trong đèn moving, thì cái "Gobo" Switch sẽ chỉ thi hành trong các kênh tương ứng với Gobos và sẽ không có bất kỳ hiệu ứng ở các kênh bên trên. Cái lựa chọn này có thể hiểu đơn giản như chức năng OFF. Các kênh OFF trong một switch LTP sẽ không thể thực thi! Chính vì lý do dó, chức năng DIMMER ở 0% và chức năng OFF sẽ cho các kết quả khác nhau ở LTP switch:
Nếu kênh đó ở mức OFF, quá trình kích hoạt switch sẽ không có hiệu quả ở kênh có liên quan.
Nếu kênh đó ở mức DIMMER 0%, quá trình kích hoạt switch sẽ ảnh hưởng đến kênh có liên quan là giảm đến 0%.

3.3.2. Làm thế nào để tạo được fade giữa 2 scenes:

Để có thể fade từ một scene này đến một scene khác. Điều này hữu ích khi đi từ một vị trí này đến một vị trí khác thật chậm, rồi sau đó mở/đóng dimmer ánh sáng... Có vài thứ cần phải làm trước khi bắt đầu lập trình cho 2 scenes. Đầu tiên là chế độ "FADE" cần phải đặt ở các kênh mà chúng ta muốn dùng. Để làm được điều này, chúng ta mở cửa sổ "Page Setting" từ thanh menu và chọn "Channels".

Tất cả các kênh trong page của chúng ta đều được thể hiện ở bên trái của cửa sổ. Chúng ta muốn tạo lập fade giữa 2 vị trí, thì phải cho enable chức năng "FADE" trong kênh Pan&Tilt của tất cả các đèn. Cần chú ý rằng cái chức năng này hầu như đều đã được định sẵn ở trong Pan&Tilt ... tuy nhiên việc kiểm tra lại không phải là thừa. Giờ chúng tạo lập 2 scenes nào. Trong chương trước, chúng ta đã được học cách tạo lập scene sử dụng "As you see now"... giờ chúng ta cũng vẫn dùng chức năng này và tạo lập scenes sử dụng các nút TAKE nhé.
Đầu tiên chúng ta gọi scene"@Center" để mở beams và đưa hết đèn vào vị trí giữa. Sau đó, chúng ta dùng các nút TAKE để di chuyển 6 con đèn đến vị trí đã định. Khi tất cả các đèn đã xong, chúng ta có thể lưu lại scene bằng cách vào menu "Button" chọn "New Scene" rồi chọn "As you see now" giống như đã làm ở chương trước. Thế là Scene 1 của chúng ta đã có, và giờ chúng ta sẽ cho nó enable chức năng Fade của nó nhé. Để làm được điều này, chúng ta phải mở cửa sổ "Button Settings" từ menu "Button" và đi đến mục "Scene".
Từ khi chức năng "Fade" được chọn, thì chúng ta có thể cài đặt thời gian fade. Hãy luôn nhớ rằng các kênh có thể có 2 mức giá trị tăng dần "Fade In" và giảm dần "Fade Out". Nghĩa là:
  • Time before fade In: Là khoảng thời gian giữa gọi một scene và bắt đầu cái scene đó Fade In.
  • Time of Fade In: Thời gian Fade In.
  • Time before fade Out: Là khoảng thời gian giữa gọi một scene và bắt đầu cái scene đó Fade Out.
  • Time of Fade Out: Thời gian Fade Out.
Tại đây, chúng ta có thể thay đổi giá trị của nó, ví dụ là 5 giây cho thời gian Fade In/Out và 0 giây cho giai đoạn trước Fade In/Out. Cuối cùng là ấn OK và chúng ta đã có một scene định thời gian. Giờ chúng ta sẽ tạo cái scene 2 và đặt nó là "Scene 2". Để làm được, chúng ta nhả hết tất cả các nút trong page ra (kích đúp vào INIT) và sau đó gọi Scene 1. Rồi chúng ta dùng các nút TAKE để cài đặt vị trí khác nhau của từng đèn rồi lại cất cái scene vừa tạo theo "As you see now".

________________________________________________________

Xem thêm những chủ đề mới cùng chuyên mục:

 Hình Ðính KèmNhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  sun1.JPGLần xem: 72Kích thước:  28.5 KB  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét