- Treble nhuyễn nhưng tinh xảo, chi tiết
- Mid cho ca mềm, nét, rõ từng hơi thở nhưng phải thật quyến rũ, gai người
- Bass mềm như nhung, cảm giác dễ chịu, bao quanh người
- Âm thanh không quá lớn, vừa đủ nghe nhưng phải rõ và nét !
- Tóm lại, nếu âm thanh sống mà nghe như loa Studio phòng thu là nhất !
Sự khác biệt cơ bản so với fullrange là hệ thống tri-amp chia dải tần ta nghe thấy được làm 3 phần :
- LOW : từ 20Hz ~ 120Hz (thực tế sẽ từ 30Hz ~ 100Hz tuỳ theo chủng loại loa)
- MID : từ 120Hz ~ 1,5KHz ( thực tế từ 100Hz ~ 1KHz, 2KHz tuỳ theo chủng loại loa)
- HIGH : từ 1,5KHz ~ 20KHz ( thực tế chỉ đến 16KHz, 18KHz hoặc hơn nữa... tuỳ loại )
Ưu điểm của việc chia dải tần :
- Để cho các loại driver hoạt động tốt nhất trong dải tần cho phép,nâng cao được hiệu suất
- Chủ động căn chỉnh được âm lượng của từng dải, cân bằng âm sắc của cả hệ thống kỹ càng nhất.
- Giảm bớt độ méo của tín hiệu. Âm thanh "sạch sẽ" hơn nhiều.
- Có thể setup các hệ thống âm thanh công suất lên đến hàng trăm KW.
Nhược điểm :
- Chi phí đầu tư trang thiết bị cao hơn. Hệ thống cồng kềnh hơn (amply, dây dẫn, jack cắm...). Yêu cầu cao cho sự đồng bộ giữa các thiết bị của hệ thống.
- Khó setup hơn. Với hệ thống tri-amp căn chỉnh không tốt, âm thanh sẽ còn tệ hơn cả fullrange.
Setup :
- Về cơ bản hệ thống tri-amp có sự khác biệt lớn nhất là dùng crossover 3 way và hệ thống amply + loa tương ứng với 3 dải LOW, MID, HIGH
- Sử dụng Crossover 3 way : trước kia dùng nhiều loại crossover 3 way stereo dạng analog đơn giản, khá dễ dàng cho quá trình setup và giá thành rất dễ chịu. Nhược điểm là khả năng căn chỉnh, cũng như chất lượng âm thanh rất hạn chế. Hiện nay ta đang dùng nhiều crossover full digital hay Loudspeaker Management (LMa) , nhờ khả năng xử lý tín hiệu đa năng, bộ nhớ hoàn chỉnh, rất thuận tiện khi setup các môi trường khác nhau.
** Vị trí setup crossover/LMa :
mixer (master/main mix) -- processor -- cross/LMa -- processor -- amply (L/M/H) -- loa (L/M/H)
Các processor phổ biến có thể dùng là compressor, equalizer, delay unit... tuỳ thuộc vào mục đích setup thực tế. Nếu ta dùng LMa thì các processor này có thể không cần dùng do các filter được thiết kế trong LMa rất mạnh về tính năng, có thể thay thế được.
Khi nhận tín hiệu LR master từ mixer vào ngõ input (LMa có thể có đến 4 ngõ input analog, một vài giao diện số như AES/EBU, Wordclock, RS232, Ethenet ...) thì tại ngõ ra của LMa cũng có thể là digital hoặc analog.
- Nếu là analog out thì gồm 6 kênh LL,LM,LH RL,RM,RH . Có thể set LL+RL sum lại thành 1 kênh mono sub để giảm bớt dây,jack và quá trình setup. Vì thực tế âm bass dưới 100Hz gần như không có tính định hướng, mono hay stereo cũng không có sự khác biệt.
- Nếu là digital out (những amply đời cao đều có ngõ digital in để tương thích) thì đặc điểm của mỗi ngõ này sẽ tuỳ thuộc vào các giá trị khi ta assign trong phần setup LMa.
** Một số filter cơ bản : tuỳ thuộc vào các nhà sản xuất và đẳng cấp của thiết bị, LMa sẽ có một số filter sau :
- Các filter crossover : Low pass , Band pass, High pass với các định dạng cắt Bessel, Butterworth, và Linkwitz-Riley, các độ dốc theo bậc, bắt đầu từ bậc 1 trở lên, tương ứng -6dB/oct , -12dB/oct, -18dB/oct ...
- Phase : chỉnh độ lệch pha giữa các dải tần số. Một số LMa chỉ có 2 chế độ 0 hoặc 180 độ tương đương với Polarity Switch , nhưng có 1 số LMa có thể tinh chỉnh theo từng 5 độ/step (Phase Fader) .
- EQ : bao gồm cả Parametric EQ (6 band ~ 10 band) và Graphic EQ 31 band. Mặc dù đều có tính năng cân bằng dải tần số, nhưng Parametric EQ thường được dùng để tạo "màu sắc" cho âm thanh, còn Graphic EQ được dùng để căn chỉnh Room Correction, chống feedback... . Việc dùng các loại EQ như thế nào cho hiệu quả cũng tuỳ thuộc vào người sử dụng.
- Compessor/Gate/Limiter : các filter này có thể hoạt động độc lập với nhau trên từng channel input hay output, với đầy đủ các thông số cơ bản như : threshold, ratio, attack/release, knee, gain...
- Feedback Destroyer : filter chống hú rít với các thông số có thể tương đương với 1 thiết bị phần cứng .
- Delay : filter khá hữu dụng khi setup hệ thống loa phân vùng. Với độ delay tính theo (ms) hoặc (meter) hoặc (feet)
- Enhancer/exciter/Subharmonic : filter tăng cường âm thanh.
- De-esser : filter lọc âm gió s,x,ch,th...
- ...
Cắt bớt dải tần mà loa kém, hoặc không thể tái hiện:
+ Ở dải tần thấp, mặc dù thông số nhà SX đưa ra là loa có thể hoạt động ngay cả với tần số bắt đầu từ 20Hz, nhưng điều ta quan tâm ở đây là độ suy giảm là bao nhiêu : Ở 20Hz +/- 0dB , -6dB hay -10dB , -15dB... Nếu là 20Hz +/- 0dB thì quá hoàn hảo, nhưng thực tế khó có loa nào đạt được thông số này. Nếu có đạt được thì giá thành của loa sẽ rất đắt, không phải loa mà ta đang dùng. Như vậy ta cần phải loại bỏ các tần số này để tránh cho loa phải làm việc quá sức chịu đựng, tốn công suất của hệ thống, mà có thể sẽ làm cho âm thanh bị méo dạng. Ta chọn filter High-pass, tần số là 30Hz ~ 40Hz, thường với loa sub 18'' thì chọn 30Hz, kiểu filter Linkwitz-Riley (LR), độ dốc khoảng 18dB/oct ~ 24dB/oct . Nếu chọn thấp quá, cỡ 12dB/oct mà nhất là 6dB/oct thì việc ta chọn cắt dải tần thấp sẽ giảm hiệu quả khá nhiều.
+ Ở dài tần cao cũng tương tự vậy : ta chọn filter Low-pass, tần số khoảng 16KHz ~ 18KHz. Tuy nhiên tuỳ theo thực tế mà ta có thể không chọn filter lọc dải cao này, nếu loa vẫn có thể chơi tốt dải cao không bị méo dạng, bộ âm thanh không bị tiếng xì xì tạp âm .
+ Ở các điểm X-over : việc lựa chọn tần số nào, filter gì trở nên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến chất âm của cả hệ thống. Ta phải xác định thật chính xác khả năng làm việc tốt nhất của các driver LOW , MID, HIGH dựa vào thông số kỹ thuật theo catalog, và ta có thể thay đổi tần số này theo thực tế trình diễn của driver và yêu cầu của hệ thống âm thanh.
VD ta có 1 bộ driver như sau :
Low : dải tần 20Hz ~ 300Hz
Mid : dải tần 50Hz ~ 2,5KHz
High : 600Hz ~ 18KHz
thì ta có thể lựa setup bước 1 theo recommended của nhà SX là : Low/Mid : 100Hz , Mid/High : 1,5KHz là ok
- Đặc điểm của các filter :
+ Butterworth (BW) : -3dB tại down point , nhưng khi sum 2 dải lại thì đạt 3dB peak
+ Linkwitz-Riley (LR) : -6dB tại down point, đạt 0dB khi sum
+ Bessel (BS) : -9dB tại down point , đạt -3dB khi sum . (Trong tài liệu âm thanh Peavey của Nhạc Việt thì đặc tính của filter BS là -3dB tại down point là chưa chính xác, có thể do lỗi type. Nhờ Nhạc Việt check lại giùm, thanks )
Nên trong các crossover kiểu cũ thì loại filter mặc định phổ biến là LR, suy giảm 24dB/oct. do filter này không bị đội lên mức dB nào khi ghép lại các dải Low+Mid , Mid+High.
Ngoài ra còn các vấn đề về phase khi sử dụng các bậc cắt cũng cần phải lưu ý.
Bậc 1 (6dB/oct) : lệch 90 độ
Bậc 2 (12dB/oct) : lệch 180 độ
Bậc 3 (18dB/oct) : lệch 270 độ
Bậc 4 (24dB/oct) : lệch 360 độ (coi như không lệch)
Nếu sử dụng phân tần bậc 2 thì pha của 2 dải sẽ bị ngược pha hoàn toàn tại điểm giao cắt. VD : phân tần tại 100Hz , độ dốc 12dB/oct thì cực của loa bass và mid sẽ phải ngược nhau. Trên thực tế ta thấy trong một số loa thùng 3 way sử dụng bậc cắt này thì loa Mid sẽ đảo cực đấu dây từ (-) sang (+) và (+) sang (-) .
Nhưng điều này chỉ thực sự đúng và cần thiết phải đảo cực loa khi quãng chồng lấn tần số đủ rộng. VD ta chọn dải cho dải Low là 30Hz ~ 120Hz , cho dải Mid là 80Hz ~ 1,5KHz chẳng hạn. Nếu không đảo cực thì tại quãng tần số chồng lấn đó, âm bass sẽ trở nên loãng do bị triệt tiêu.
Đôi khi ta cũng phải chồng lấn tần số như thế, vì một số mục đích thiết thực. Chứ không đơn thuần chỉ setup dải : Low 30Hz ~120Hz , Mid 120Hz ~ 1,5KHz ... thì lại đơn giản hơn rồi.
llsoundandlightll@gmail.com 0906715077 - 0956180088
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét